PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ TỰ KỶ – HÃY CÙNG HOÀN NĂNG MANG LẠI CUỘC SỐNG Ý NGHĨA CHO BÉ

Cuộc chiến bệnh tự kỉ ở trẻ không chỉ riêng mỗi ai, sự kết hợp phương pháp trị liệu giữa chuyên gia tâm lí tại Trung tâm với bố mẹ là điều rất cần thiết, bởi vì hơn hết bố mẹ chính là những người thân thiết và có thời gian gần gũi với trẻ nhiều hơn, mỗi lời nói, hành động cử chỉ của bố mẹ sẽ góp phần đẩy nhanh tiến trình trị liệu bệnh tự kỉ cho trẻ. Sau đây là một số biện pháp hoạt động bố mẹ có thể tự làm ở nhà để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ:

1.➡  Bố mẹ hãy giúp trẻ xây dựng mối quan hệ gắn bó, gần gũi với trẻ:

–  Cùng chơi đùa, cùng ăn uống, cùng trò chuyện với sự thân thiện và tôn trọng trong một môi trường an toàn và vui vẻ.

– Khám phá những mặt mạnh để khuyến khích không nên “xâm phạm lãnh thổ cá nhân” của trẻ. Tuyệt đối không la mắng, trừng phạt bằng đòn roi mà nên nhắc nhở rõ ràng và kiên quyết.

2.➡  Giúp trẻ biết cách bày tỏ nhu cầu:

– Bố mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi, khích lệ trẻ bày tỏ nhu cầu thay vì phỏng đoán và đáp ứng ngay (làm thay cho trẻ). Những hành vi bùng nổ, la hét, tự hành hạ (đập đầu, cào cấu, nằm lăn ra đất…) là “ngôn ngữ không lời” che dấu một nhu cầu, một ước muốn. Bố mẹ nên bình tĩnh để phân biệt các nhu cầu thực sự và đòi hỏi hoặc nhõng nhẽo của trẻ.

– Hãy nói KHÔNG với yêu cầu không thích hợp đồng thời cho trẻ có thể TỪ CHỐI bằng lời nói hay những hành động đơn sơ của mình

3.➡  Giúp trẻ tham gia các hoạt động Tâm vận động:

– Trong một ngày, trẻ cần có thời gian sinh hoạt, tuỳ điều kiện để bố mẹ bố trí vào buổi sáng hay chiều, tối và chỉ kéo dài tối đa 60 – 90 phút. Trẻ sẽ vừa chơi vừa học bằng những hoạt động tạo vui thú như leo trèo, nhảy, xây dựng – phá hủy ( mô hình – khối gỗ) trốn tìm (chơi bịt mắt – chơi tìm và đoán các đồ vật bị che dấu).

– Qua các trò chơi này, trẻ học được cách chờ đợi (lần lượt làm, đến phiên mình) đồng thời giúp giải tỏa ức chế và xây dựng ý thức về bản thân, tạo điều kiện cho trẻ biết chọn lựa, thích thú và hành động tự chủ.

4.➡  Trò chơi “Bập bẹ – líu lo” vận dụng các cơ quan phát âm của trẻ:

– Bố mẹ hãy khích lệ trẻ tự nói, dù chỉ là những tiếng bập bẹ, líu lo. Hãy xem đó như một trò chơi, khi trẻ nói bố mẹ sẽ bắt chước nói lại với những âm thanh tương tự, nhưng điều chỉnh và mở rộng hơn.

– Bố mẹ nên thu băng các lời nói của trẻ và sau đó phát lại cho trẻ nghe, điều này sẽ khích lệ trẻ phát âm nhiều hơn.

5.➡  Giúp trẻ biết cách lắp ráp, sắp xếp các dụng cụ, hình ảnh và gọi tên 25 -100 đồ dùng và các hoạt động hàng ngày. Bố mẹ xếp đặt một số mẫu trước mặt trẻ và bảo trẻ làm lại giống như mình theo trình tự, sau đó gọi tên:

– Hình thể và màu sắc hoàn toàn giống nhau.

– Đồ vật và hình ảnh có màu sắc – kích thước tương tự

– Đồ vật và hình ảnh có màu sắc và kích cỡ khác nhau

– Chữ và hình đồ vật ( chữ Gấu dưới hình con Gấu)

– Các dụng cụ học tập ( viết, tập, gôm…)

– Các dụng cụ làm bếp, các dụng cụ trong phòng khách, phòng ăn…

6.➡  Xây dựng mối quan hệ tốt với trẻ và giúp trẻ biết chơi đùa với bạn bè:

Chơi đùa là một hoạt động rất quan trọng, qua các trò chơi trẻ có thể thiết lập mối quan hệ tốt với bố mẹ và bạn bè.

– Nên đưa vào những câu nói và ý tưởng như một trò chơi: Đố con lấy được cho mẹ hai cái chén sứ trong tủ chén; Đố con lên cầu thang trước mẹ.

– Trong các ngày nghỉ, Lễ Tết, sinh nhật hãy tạo điều kiện cho trẻ đến chơi các công viên, khu vui chơi hay mời các bạn quen biết của trẻ lại nhà chơi.

———————————-

—————-

? BỐ MẸ CÓ THỂ TƯ VẤN VÀ ĐẶT LỊCH ĐĂNG KÍ TEST TẠI ĐÂY NHÉ:

? Văn phòng Trung tâm Giáo dục Kỹ năng sống Hoàn Năng – 12 Trường Chinh – TP. Huế

? Hotline đăng ký: 0931.935.383

✉ Email đăng ký: hoannang.jsc@gmail.com

? Website: wwww.hoannang.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *