NGÀY SỨC KHỎE TÂM THẦN THẾ GIỚI

Ngày 10 tháng 10 hằng năm được chọn làm “Ngày Sức Khỏe Tâm Thần Thế Giới.” Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1992, với mục tiêu tuyên truyền về sức khỏe tâm thần.  Mỗi năm có một chủ đề khác nhau. Năm nay, 10/10/2019, chủ đề của ngày Sức Khỏe Tâm Thần Thế Giới là “Ngày Phòng Chống Tự Tử” – World Suicide Prevention Day. Qua đó, tổ chức y tế thế giới (WHO) phát động chiến dịch 40 Giây Hành Động nhằm tuyên truyền và ngăn chặn nạn tự sát.

1/ Ý nghĩa của chiến dịch 40 Giây Hành Động

Chiến dịch này đến từ thực tế, rằng ước tính cứ 40 giây trôi qua có một người chết vì tự tử. Chúng ta được mời gọi sử dụng 40 giây của cuộc đời mình để cùng nhau tác động và cứu lấy một mạng sống.

2/ Mục tiêu của chiến dịch 40 Giây Hành Động

Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì có 4 mục tiêu sau:

  • Nâng cao ý thức về vấn nạn tự sát như là một vấn đề sức khỏe cộng đồng mang tính toàn cầu
  • Nâng cao kiến thức về những điều cần làm để ngăn chặn tự sát
  • Giảm thiểu kỳ thị liên quan đến tự sát
  • Giúp cho người khác hiểu rằng họ không đang chiến đấu một mình.

3/ Ý tưởng của chiến dịch 40 Giây Hành Động

Ngoài những ý tưởng do WHO đề nghị, xin chia sẻ với các bạn một ý tưởng liên quan đến mục tiêu thứ 2 “Nâng cao kiến thức về những điều cần làm để ngăn chặn tự sát.”

Nếu tự sát là hậu quả của sự thất vọng và không còn tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống, thì nuôi dưỡng hy vọng và ý nghĩa trong cuộc sống là điều rất quan trọng để ngăn chặn việc nuôi dưỡng ý tưởng tự sát hay hành vi tự sát. Để làm được điều đó “Self-care” là một phương pháp hữu hiệu. “Self-care” theo từ điển tâm lý học bao gồm những hoạt động chăm sóc bản thân, tránh những nguy cơ và vấn đề dẫn đến những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Ngoài ra, theo từ điển điều dưỡng, “self-care” là sự thực hành những hoạt động cần thiết để duy trì sự sống và sức khỏe. Theo đó, có 8 lĩnh vực cần quan tâm, kèm theo những đề nghị đơn giản, dễ thực hành trong cuộc sống:

  1. Chăm sóc sức khỏe thể lý
  • Thói quen đi bộ
  • Thói quen thể dục
  • Ngủ đủ giấc
  • Ăn thức ăn bổ dưỡng, v..v
  1. Chăm sóc sức khỏe tâm lý
  • Tập sống phút hiện tại
  • Viết nhật ký
  • Đọc sách
  • Học và dạy kỹ năng mới
  • Điều chỉnh thời gian sử dụng kỹ thuật số phù hợp
  1. Nuôi dưỡng cảm xúc tích cực
  • Nhật ký về lòng biết ơn
  • Dành thời gian để suy tư về sự tiến bộ của bản thân
  • Thực hành lòng nhân ái
  • Nhận biết giới hạn của bản thân
  1. Duy trì tương quan xã hội
  • Ngoài tương quan công việc, cho phép mình thuộc về, ít nhất, 3 nhóm người khác nhau
  • Trân trọng lời hứa đối với người khác (thực hiện lời hứa đối với người khác)
  • Khiêm tốn yêu cầu sự giúp đỡ khi cần
  • Gặp gỡ những bạn mới
  • Đi dạo/trò chuyện với gia đình, người thân.
  1. Nuôi dưỡng năng xuất công việc
  • Bữa ăn huynh đệ với đồng nghiệp
  • Thảo luận nhu cầu công việc
  • Rõ ràng về sự giới hạn trong công việc
  • Ý thức vai trò và trách nhiệm
  • Đào tạo thường xuyên về chuyên môn
  1. Quan tâm môi trường sống
  • Dọn dẹp phòng ở, nhà cửa và nơi làm việc
  • Thường xuyên vứt bỏ những vật dụng không cần thiết
  • Làm chủ thời gian sử dụng phương tiện kỹ thuật số
  • Rửa dọn sạch sẽ sau bửa ăn
  • Duy trì môi trường sống thoáng mát, sạch đẹp.
  1. Nuôi dưỡng đời sống tâm linh
  • Tịnh tâm thường xuyên
  • Làm việc bác ái, chia sẻ với người có hoàn cảnh khó khăn
  • Dành những khoảnh khắc thư giản với thiên nhiên.
  1. Quản lý tài chánh
  • Kiểm soát được nguồn thu của mình
  • Chi tiêu phù hợp
  • Gởi tiết kiệm
  • Nộp thuế đúng hạn

Những điều xem ra rất bình thường, tuy nhiên có thể mang lại hiệu quả không nhỏ trong việc giúp con người có được một cuộc sống an bình, hạnh phúc, góp phần nâng cao sức khỏe tâm thần.

TS. Nguyễn Bảo Uyên

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *