Nhận diện và ứng phó với Phổ Tự Kỷ (Autism Spectrum Disorder/Asd)

Bạn biết gì về Rối loạn Phổ Tự kỷ hiện nay?

– Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tỷ lệ tự kỷ ngày một gia tăng. Giáo sư Phạm Minh Mục – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết: Ở Việt Nam, chưa có con số nghiên cứu chính thức về số lượng trẻ có hội chứng rối loạn phổ tự kỷ. Nhưng từ năm 2000 đến nay, số lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị tự kỷ ngày càng tăng (nguồn được trích từ  tờ báo Online “Tuyên Giáo”). Tờ báo này cũng cho biết thêm rằng, trong một hội thảo quốc tế về “Tự kỷ Việt Nam: Hiện trạng và thách thức” được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 1.4.2016, con số cụ thể về tự kỷ được cho biết là khoảng 200. 000 người có chứng tự kỷ và con số này vẫn tiếp tục tăng nhanh. Trong thực tế, cán bộ giáo viên ở các trường Mầm Non, tiểu học, trung học cơ sở cũng gặp rất nhiều khó khăn trong giảng dạy và tiếp cận với một số học sinh có  triệu chứng, biểu hiện của  phổ tự kỷ.  Trường Mầm Non Bích Trúc, thời gian gần đây cũng có một số cháu có một vài triệu chứng, biểu hiện của Rối loạn phổ tự kỷ/Rối loạn phát triển lan tỏa hay Rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu. Vì thế việc trang bị hay bồi dưỡng thêm cho giáo viên trong trường về vấn đề tự kỷ là điều cần thiết.

Hình ảnh minh họa rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em

Tự kỷ và các cụm từ liên quan

– Tự kỷ (Autism), Các rối loạn phổ tự kỷ (Autistic spectrum disorders = ASD), Các rối loạn phát triển lan tỏa (Pervasive Development Disorders = PDD), Các rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu (PDD-NOS), Hội chứng  Asperger (Asperger’s Syndrome = AS).

– Đâu đó trên trang mạng hay những nguồn thông tin khác chúng ta cũng biết ít nhiều về khái niệm của những từ này. Tuy nhiên, nguồn tài liệu đáng tin cậy nhất là Diagnostic and Statistics Manual of Mental Disorders (DSM – 5) của Hiệp Hội Tâm Lý Học Mỹ (American Psychological Association = APA, 2015). Theo DSM- 5:

– Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) hay rối loạn phát triển lan tỏa  (PDD) là giống nhau, chỉ khác nhau cách gọi vì nó bao gồm sự chậm phát triển trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đó là: Rối loạn tự kỷ (AD), Rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu (PDD-NOS), Hội chứng Asperger.

– Như đã được đề cập ở trên, ASD có cách gọi khác là PDD  “là chứng rối loạn thần kinh phát triển phức hợp đặc trưng bởi các bất thường trong:

♦ Giao tiếp xã hội

♦ Sở thích và hành vi bất thường bị rập khuôn”

Câu hỏi đặt ra là “làm sao để nhận biết các rối loạn này?”

Dựa vào tiêu chí chẩn đoán DSM – V, một trẻ được chẩn đoán là ASD hay PDD khi đáp ứng được những tiêu chí sau:

– Những khó khăn dai dẳng trong giao tiếp xã hội bằng lời và không lời trên nhiều phương diện

♦ Thiếu khả năng tương tác cảm xúc xã hội, chẳng hạn không có khả năng giao tiếp như chào hỏi và chia sẻ thông tin, ý muốn, cảm xúc.

♦ Thiếu hụt hành vi giao tiếp không lời trong tương tác xã hội (ví dụ giao tiếp mắt, biểu cảm, ngôn ngữ cơ thể)

♦ Khó khăn trong việc phát triển, xây dựng và hiểu mối quan hệ (điều chỉnh hành vi phù hợp ngữ cảnh và/hoặc chơi tưởng tượng hay kết bạn.

– Các hành vi, hứng thú hay hoạt động rập khuôn, nghèo nàn, thể hiện qua ít nhất 2 khía cạnh sau:

♦ Rập khuôn hay lặp lại trong vận động, sử dụng đồ vật hay lời nói (ví dụ: cử động nghèo nàn, chỉ chơi bằng lật lên lật xuống đồ chơi, nhại lời người khác hoặc lặp lại máy móc cụm từ đặc trưng)

♦ Bám lấy sự đơn điệu, rập khuôn, hay khuôn mẫu, nghi thức trong lời nói hay hành vi

♦ Sở thích gắn bó quá mức đến độ bất thường (ví dụ: thích nhìn quạt trần xoay, luôn luôn cầm cái muỗng trên tay,…)

♦ Tăng động hay dễ phản ứng với các tác nhân

♦ Các triệu chứng trên phải xuất hiện trong giai đoạn phát triển đầu đời – trước tuổi lên 3.

♦ Triệu chứng gây ra suy giảm nghiêm trọng về chức năng xã hội, hoạt động hay các hoạt động sống khác.

♦ Những nhiễu động này không thể giải thích bởi khiếm khuyết trí tuệ hay chậm phát triển.

Cần can thiệp sớm để những em rối loạn phổ tự kỷ có thể hòa nhập với các bạn cùng lứa tuổi

– Ngoài ra, những lĩnh vực rối loạn của ASD hay PDD được liệt kê cụ thể như sau:

  • Rối loạn tự kỷ (AD): Rối loạn Tự kỷ là rối loạn phổ biến nhất về tự kỷ. Người tự kỷ có sự khác biệt trong việc phát triển tư duy, ngôn ngữ, hành vi và kỹ năng xã hội của họ. Sự khác biệt xuất hiện trước tuổi ba, và có thể được chẩn đoán bởi 18 tháng. Để chẩn đoán bệnh tự kỷ, trẻ phải có một số triệu chứng cụ thể trong các khu vực này:
  • Sự tương tác xã hội
  • Giao tiếp (bao gồm trì hoãn ngôn ngữ)
  • Giới hạn các hành vi, hoạt động và sở thích bị hạn chế (thường được gọi là hành vi khuôn mẫu, rập khuôn)
  • Rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu (PDD-NOS) còn được gọi là chứng tự kỷ không điển hình hoặc chứng tự kỷ nhẹ, có nghĩa là có sự khác biệt trong một số lĩnh vực giống như trong tự kỷ, nhưng chỉ ở mức độ nhẹ. Một trẻ có PDD-NOS không đáp ứng các tiêu chí cho bất kỳ PDD / ASD cụ thể nào khác.
  • Hội chứng Asperger (AS): Người với hội chứng Asperger có trí thông minh bình thường và phát triển ngôn ngữ, nhưng cũng có một số đặc điểm giống như tự kỷ. Họ có thể gặp khó khăn với kỹ năng xã hội, giác quan, và di chuyển, đi lại, và gần như cần những thói quen cứng nhắc. Sở thích của họ có thể tập trung vào một lĩnh vực đến mức nó giống như một nỗi ám ảnh. Một số chuyên gia tin rằng AS giống như một “chứng tự kỷ hoạt động cao” và / hoặc nó giống như một khuyết tật học không bằng lời nói (non-verbal learning disability = NLD).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *