Nâng cao sức khỏe tâm thần là một nhu cầu cấp thiết cho con người trong xã hội hiện nay, trên thế giới cũng như Việt Nam.
Sức khỏe tâm thân, theo tổ chức y tế thế giới (World Health Organization/WHO), là “một trạng thái hạnh phúc trong đó cá nhân nhận ra tiềm năng của chính mình, có thể ứng phó với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống, có thể làm việc hiệu quả và có thể đóng góp cho cộng đồng của mình.”
Ngược lại, các rối loạn tâm thần hay các vấn đề về sức khỏe tâm thần, theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê, ấn bản lần thứ 5, của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ/ The Diagnostic and Statistical Manual, 5th edition, of the American Psychiatric Association (DSM-5), là “các rối loạn về cảm xúc, suy nghĩa và hành vi.”
Theo Dr. Kutcher, Vấn đề về sức khỏe tâm thần cũng được chia thành 4 cấp độ căn bản:
- Cấp độ 1: Không có vấn đề gì
- Cấp độ 2: Tinh thần kém như đau buồn, bi quan,…
- Cấp độ 3: Có vấn đề về sức khỏe tâm thần (Mental health problem) như buồn chán, căng thẳng, tuyệt vọng,….
- Cấp độ 4: Rối loạn tâm thần (Mental disorder/ Illness) như trầm cảm (Depression), rối loạn lo âu (anxiety), tâm thần phân liệt (schizophrenia).
Nâng cao sức khỏe tâm thần là một nhu cầu và hữu ích cho tất cả mọi người, không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe tâm thần hiện tại như thế nào. WHO (2002), cho rằng:
“Mental health promotion refers to the enhancement of capacities of individuals, families, groups and communities to promote positive mental health, which is one of the desired outcomes of health promotion” (WHO, 2002). Tạm dịch như sau:
Nâng cao sức khỏe tâm thần liên quan đến việc nâng cao năng lực của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng, qua đó nâng cao sức khỏe tâm thần tích cực, và đó chính là một trong những kết quả mong muốn của việc tăng cường/nâng cao sức khỏe cộng đồng (WHO, 2002)
TS. Nguyễn Bảo Uyên