Kỹ năng ứng xử học đường – Đầu tư cho giá trị nhân cách và mục đích sống trong giới thẻ

Gần đây, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã bùng nổ những hình ảnh bạo lực học đường trên Internet, với mức độ chóng mặt. Ngoài hình ảnh đấm đá rùng rợn của những nhân vật mặc đồng phục học sinh, còn có thể thấy sự vô cảm, thờ ơ của những em học sinh khác, thậm chí là “vui vẻ” khi chứng kiến cảnh bạo lực trước mắt mình.

 Theo nghiên cứu các nhà tâm lí, 12 – 18 là độ tuổi có chuyển biến mạnh mẽ nhất và dễ thay đổi nhất về nhân cách. Bản chất đối lập học sinh sẽ được hình thành từ đây tùy theo tác động bởi yếu tố bên ngoài. Những hình ảnh trên Internet trong thời gian qua càng giấy lên lo ngại về suy thoái nhân cách, đạo đức. Lý giải cho điều này, các nhà tâm lí học đã chỉ rõ 2 nguyên nhân chính sau. Thứ 1, xuất phát từ môi trường gia đình và học tập không nề nếp. Thứ 2, do giáo dục KNS trong nhà trường chưa chú ý, chủ yếu lí thuyết sách vở, thiếu thực hành. Dần dần học sinh bị lạc đường trong tìm “GIÁ TRỊ NHÂN CÁCH BẢN THÂN” và “MỤC ĐÍCH SỐNG”, bản chất tốt đẹp các em thay đổi bởi rủ rê bạn bè, hình thành nên cách hành xử khác biệt, thích thể hiện mình theo hướng tiêu cực. Đây chính là hệ quả tất yếu nếu không được trang bị các kỹ năng ứng xử bạn bè, thầy cô và các kỹ năng bảo vệ bản thân khi gặp bạo lực học đường.

Trong 2 tháng gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ ẩu đả ở lứa tuổi học sinh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Vấn đề văn hóa học đường một lần nữa đã trở thành chủ đề nóng được phụ huynh rất quan tâm, các cuộc họp Sở, phòng, các cơ sở trường trên địa bàn tỉnh nhanh chóng diễn ra. Nhận thấy nhu cầu bức thiết trên, Trung tâm Giáo dục Kỹ năng sống Hoàn Năng đã tổ chức “Khóa đào tạo kỹ năng ứng xử học đường” ở các cấp học.

+ Mục đích: điều chỉnh kịp thời các hành vi văn hóa học đường, bồi đắp giá trị truyền thống, giúp các em nhận ra giá trị, mục đích sống bản thân và đặc biệt là có các kỹ năng phòng vệ khi gặp bạo lực học đường.

+ Phương pháp: Sử dụng phương pháp giáo dục toàn diện, tác động điều chỉnh hành vi của não bộ thông qua trải nghiệm tình huống, trò chơi, phản xạ ngôn ngữ, dã ngoại (tùy nhu cầu), kể chuyện,… qua đó các em thoải mái dãi bày khúc mắc trong cuộc sống với các chuyên gia tâm lí.

 Kỹ năng văn hóa ứng xử học đường được Trung tâm Giáo dục Kỹ năng sống Hoàn Năng tổ chức hàng năm theo khóa ngắn hạn nhằm tháo dỡ những rào cản tâm lí của lứa tuổi mới lớn, góp phần định hướng bản thân các em – vì một Việt Nam giàu mạnh, văn minh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *