?TRẺ CHẬM NÓI – KHI NÀO MẸ CẦN QUAN TÂM?

“3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò tập đi” từ 12 tháng tuổi trẻ bắt đầu “ê, a” những từ ngữ đầu đời. Là cha mẹ, khi được chứng kiến từng giai đoạn phát triển của trẻ đến khi trẻ có thể gọi cha, gọi mẹ chính là những giây phút hạnh phúc vô bờ bến. Thế nhưng, lại có những trẻ “đến ba tuổi không chịu nói”, mang đến sự lo lắng, thậm chí là sợ hãi cho các bậc phụ huynh, có thể là bé bị rối nhiễu tâm lý dẫn đến chậm nói nhưng cũng có thể là bé sẽ không có khả năng giao tiếp nữa. Vậy những dấu hiệu nào phát hiện sớm trẻ chậm nói và phải làm gì khi trẻ chậm nói?
TRẺ CHẬM ĐI, CHẬM NÓI CẦN ĐƯỢC CAN THIỆP SỚM
Thực tế, những trẻ sinh ra bị ngạt, sinh non, tim bẩm sinh, sau sinh mắc một số bệnh lý thần kinh như viêm màng não, xuất huyết não, vàng da, hội chứng Dawn, hoặc phải nằm điều trị ở khoa Hồi sức sơ sinh… có nguy cơ cao khuyết tật vận động, chậm phát triển, chậm nói. Nếu được can thiệp sớm về PHCN, trẻ có thể khắc phục các khiếm khuyết do bệnh lý gây ra, ngăn ngừa được các biến chứng giảm khả năng khác, giúp trẻ phát triển tốt.
Về vận động: trẻ không lật được cho đến 7 tháng tuổi, không ngồi được một mình cho đến 10 tháng tuổi, không đứng lên được cho đến 12 tháng tuổi, không đứng chựng được cho đến 14 tháng tuổi, không đi được cho đến 18 tháng tuổi; trẻ thường nắm chặt hai bàn tay cho đến 6 tháng tuổi, không biết đưa hai tay ra trước mặt cho đến 10 tháng tuổi, không biết vỗ tay cho đến 12 tháng tuổi hoặc trẻ chỉ dùng một tay.
Về nhận thức: Trẻ không phân biệt lạ quen cho đến 8 tháng tuổi (thường được ngộ nhận là trẻ dễ tính, ai bồng cũng được), không biết chơi “giả vờ” với búp bê (như đút cho búp bê ăn, hôn búp bê) cho đến 15 tháng tuổi.
Về cảm giác: Trẻ thường lăng xăng, kém tập trung, kén ăn, sợ tắm, sợ đánh răng, sợ cắt tóc hay thích sờ mó vuốt ve người khác. Có trẻ hay cắn bạn, tát, xô ngã bạn và dường như không nghe nên không quay lại khi được gọi tên…
NGUYÊN TẮC CAN THIỆP KHI TRẺ CHẬM NÓI
Chậm nói là một dấu hiệu xuất hiện trong nhiều rối nhiễu tâm lý khác nhau, từ tình trạng chậm khôn cho đến trẻ có hội chứng Tự kỷ đều có tình trạng chậm nói, nhưng sự rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tự kỷ thường đa đạng và phức tạp hơn.
Trẻ tự kỷ có thể nói rất rõ, nhưng lại là những từ vô nghĩa hay không đúng ngữ cảnh, như khi ngó ra ngoài đường nhìn những chiếc xe qua lại, trẻ lại thốt lên: Cái ly đâu rồi?
Còn một trẻ chậm nói do tình trạng chậm khôn là do trẻ không đủ vốn từ để diễn tả, chúng ta sẽ có cảm nhận là trẻ rất muốn nói nhưng lại không biết nói như thế nào, hoặc chỉ có thể nói được từng từ một.
Vì vậy, nếu chỉ dựa trên một biểu hiện là chậm nói để kết luận đó là một trẻ Tự Kỷ hay đó là trẻ Chậm khôn là một điều vội vã, cần phải có sự quan sát, chẩn đoán đầy đủ và kỹ lưỡng hơn.
Việc chăm sóc cho trẻ chậm nói là một tiến trình lâu dài, cần phải có một kế hoạch cụ thể, qua đó cha mẹ phải tìm ra được những gì mà trẻ có thể làm, ta xem trẻ đang cố gắng giao tiếp bằng cách nào: Dùng điệu bộ, từ hay âm. Khi biết trẻ có ý định giao tiếp ta hãy giúp trẻ có khả năng giao tiếp với từng loại thông tin khác nhau. Khi trẻ chỉ có phản ứng, ta vẫn chấp nhận phản ứng của trẻ nhưng cố gắng giúp trẻ chủ động hơn trong sự giao tiếp.
Phát triển sự quan hệ với mọi người là một yêu cầu thiết để giúp trẻ học cách giao tiếp. Từ nhỏ, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường có sự hạn chế trong việc giao tiếp với mọi người, đặc biệt là với những người thân. Vì vậy trẻ cần được tăng cường các hoạt động tiếp xúc gần gũi như trong các trò chơi, cười đùa, bồng ẵm, gây tiếng động và tiếp xúc qua ánh mắt, đặc biệt là đối với bố mẹ. Bố mẹ có thể tạo ra mối quan hệ thông qua một hoạt động cùng nhau (ăn chung, chơi chung, làm một việc gì đó trong nhà chung với nhau) hay thông qua một vật (cùng trò chuyện qua một câu chuyện kể với những con búp bê, con rối – cùng nhìn về một vật, một hình ảnh nào đó) Cùng xem tranh với trẻ, chỉ cho trẻ các hình ảnh và nhân vật với lời thuyết minh ngắn gọn rõ ràng, cụ thể và đơn giản.
Tiến trình can thiệp cho trẻ chậm nói là một chuỗi các hoạt động kéo dài từ 6-12 tháng hay hơn nữa, vì vậy sự kiên nhẫn và lạc quan là điều quan trọng nhất. Cha mẹ nên chú ý, phát hiện kịp thời và cho bé đi khám, điều trị càng sớm càng tốt nếu trẻ nhà mình bị chậm nói. Do giai đoạn 2-3 tuổi là giai đoạn vàng để can thiệp, trị liệu cho bé. Trẻ càng lớn càng khó điều trị. Hãy hành động sớm để ngăn chặn nguy cơ chậm nói ở trẻ, để con yêu của bạn có thể phát triển bình thường và khỏe mạnh.
Để hỗ trợ thông tin, đặt lịch tư vấn và thăm khám, quý phụ huynh liên hệ:

TRUNG TÂM GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG SỐNG HOÀN NĂNG

Địa chỉ: Số 02 Trần Văn Ơn – Phường Xuân Phú – Thành phố Huế
Điện thoại: (0234) 393.5383 / Hotline: 0931.935.383
Email: hoannang.jsc@gmail.com
Website :http://hoannang.edu.vn/

https://www.facebook.com/gdknshoannang/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *